Trượt giá là gì? Phân loại, tác động và cách tránh Slippage – trượt giá

Slippage hay trượt giá rất thường xuyên xảy ra trong giao dịch Forex nhưng không phải trader nào cũng hiểu rõ về hiện tượng này. Vậy trượt giá là gì? Nguyên nhân, tác động và cách để tránh Slippage trong Forex như thế nào? Hãy cùng Traderhub giải đáp chi tiết về trượt giá là gì qua bài viết ngay sau đây nhé!

Slippage là gì? Trượt giá là gì?

Slippage (trượt giá) là thuật ngữ dùng để chỉ sự chênh lệch giữa giá của tài sản khi khớp lệnh và giá dự kiến ban đầu. Hiện tượng Slippage thường xuất hiện trên thị trường xảy ra biến động mạnh, tính thanh khoản thấp hoặc có sự đối lập lớn về khối lượng giao dịch giữa bên mua và bên bán.

Trượt giá ảnh hưởng trực tiếp lên kết quả giao dịch của nhà đầu tư, có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực.

Để có thể hiểu rõ hơn về trượt giá là gì, trader có thể tham khảo ví dụ sau: Trader muốn mua cặp tiền tệ AUD/USD với giá thị trường là 0,6445.

  • Nếu thị trường có đủ khối lượng AUD/USD rao bán với mức giá 0,6445 thì lệnh của trader sẽ khớp đúng giá => Không bị Slippage.
  • Nếu thị trường có nhiều người sẵn sàng bán AUD/USD với mức giá thấp hơn là 0,6440 thì trader sẽ mua được cặp tiền tệ với giá tốt nhất là 0,6440. Giá này thấp hơn so với giá sàn hiển thị trước đó => Trượt giá có lợi.
  • Sau khi đặt lệnh mua với giá là 0,6445 nhưng thị trường không đủ người bán với giá này, lệnh của trader sẽ bị chuyển sang mức giá tốt tiếp theo là 0,6450. Mức giá này cao hơn so với giá sàn hiển thị ban đầu => Trượt giá bất lợi.
TraderHub

Trượt giá tiếng Anh là gì? Đó là Slippage

Các loại Slippage trong Forex

  • Trượt giá khi đặt lệnh thị trường: Ví dụ trader đặt một lệnh Sell nhưng lại có tin tức chính trị được công bố ngay sau đó làm cho giá giảm mạnh. Lúc này, lệnh Sell của trader sẽ được khớp với mức giá cực kỳ thấp so với giá dự kiến.
  • Trượt giá khi đặt lệnh chờ: Trong trường hợp trader vào lệnh Buy Stop nhưng sau đó giá bị đẩy lên quá nhanh. Điều này đã khiến cho thị trường không đủ thanh khoản để khớp đúng lệnh mà trader đặt trước đó.
  • Trượt giá khi đặt lệnh cắt lỗ: Chẳng hạn trader đặt một điểm Stop Loss nhưng giá lại di chuyển quá nhanh, đẩy Stop Loss trượt sâu xuống dưới mới khớp lệnh được. Trường hợp trượt giá này sẽ khiến trader phải đối mặt với một khoản lỗ lớn.
TraderHub

Phân loại Slippage là gì? Đó là Slippage khi đặt lệnh thị trường, lệnh chờ hay Stop Loss, Take Profit

3 Nguyên nhân chính gây ra trượt giá

Đặt lệnh vào lúc thị trường biến động mạnh

Mỗi khi tin tức được công bố, dù tốt hay xấu cũng có thể làm cho giá biến động một cách bất thường. Điều này khiến cho nhiều trader rơi vào tình trạng lo lắng và tranh nhau đặt lệnh, bất chấp mức giá ra sao. Từ đó dẫn đến hiện tượng Slippage, các lệnh sẽ không thể khớp với giá đúng như dự kiến ban đầu.

Ví dụ: Đồng tiền điện tử Bitcoin đang có giá là 26.513 USD. Dựa vào kết quả phân tích thị trường, trader tiến hành đặt một lệnh bán BTC/USD với giá là 26.500 USD.

  • Ngay sau đó có tin tức xấu được công bố, giá của đồng Bitcoin giảm đột ngột, trader phải bán Bitcoin với giá là 26.400 USD, thấp hơn so với giá đặt lệnh. Lúc này, độ trượt giá cho mỗi Bitcoin giao dịch là 100 USD.
  • Ngược lại, nếu có tin tức tốt được công bố, giúp đồng Bitcoin tăng giá, lệnh bán của trader sẽ được khớp với giá là 26.600 USD, cao hơn so với điểm đặt lệnh ban đầu.
TraderHub

Giao dịch ngay khi thị trường biến động mạnh rất dễ bị Slippage

Thị trường có tính thanh khoản thấp

Slippage cũng có thể xảy ra khi trader lựa chọn giao dịch với những cặp tiền tệ có khối lượng mua – bán rất ít. Bởi những cặp tiền này không có tính thanh khoản hoặc khả năng thanh khoản rất kém. Các lệnh được đặt sẽ khó có thể khớp đúng với giá đã dự kiến, dẫn đến tình trạng trượt giá mạnh.

Khối lượng giao dịch quá cao

Trên thị trường sẽ bao gồm hai bên giao dịch là người bán và người mua. Người mua muốn mua tài sản với mức giá và khối lượng cụ thể thì phải có người bán với mức giá và khối lượng tương ứng. Nếu người mua giao dịch với khối lượng quá cao nhưng người bán không đủ khả năng đáp ứng thì sẽ xảy ra sự mất cân bằng và gây ra Slippage.

Chẳng hạn như trader muốn mua nhanh 1.000 ETH nhưng tường Buy và Sell của sàn khá mỏng, chỉ khoảng vài chục ETH. Như vậy sẽ khiến giá giảm mạnh và gây ra hiện tượng Slippage.

Tác động của trượt giá đến giao dịch của Trader như thế nào?

  • Tác động tích cực: Nếu trượt giá theo hướng giống như mong đợi, trader có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn so với kỳ vọng hoặc giảm thiểu được rủi ro thua lỗ.
  • Tác động tiêu cực: Ngược lại, nếu trượt giá đi theo hướng bất lợi, trader có nguy cơ phải đối mặt với những khoản thua lỗ cực kỳ cao. Điều này sẽ khiến tâm lý của nhiều trader trở nên hoang mang, căng thẳng và ảnh hưởng đến những quyết định trong tương lai.
TraderHub

Tác động tiêu cực của trượt giá là gì? Trader sẽ phải gánh chịu khoản thua lỗ lớn nếu Slippage bất lợi

4 Cách tránh trượt giá (Slippage) khi giao dịch hiệu quả

Hạn chế giao dịch khi thị trường biến động mạnh

Thị trường biến động mạnh là thời điểm mà giá tài sản thay đổi nhanh chóng và bất ngờ theo nhiều hướng khác nhau. Lúc này, khả năng xảy ra trượt giá cao hơn so với bình thường. Quá trình giao dịch của trader cũng trở nên khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, trader cần hạn chế giao dịch khi thị trường biến động mạnh.

Ví dụ: Giá đồng tiền điện tử Bitcoin bị tác động bởi một số tin tức vĩ mô như tổ chức FED tăng/giảm lãi suất. Đây chính là thời điểm thị trường biến động mạnh, trader hạn chế giao dịch để tránh bị Slippage.

Giao dịch OTC – Over The Counter

Over The Counter (OTC) là thuật ngữ dùng để chỉ các giao dịch riêng tư để mua/bán tiền điện tử mà không được thực hiện tại các sàn giao dịch thông thường. Thay vào đó, lệnh mua/bán chỉ được giao dịch thông qua thỏa thuận và không được niêm yết trên sổ lệnh của sàn. Cho nên, OTC gần như không trượt giá nếu như bên mua/bán còn lại đồng ý thỏa thuận giao dịch.

TraderHub

OTC là các giao dịch riêng tư, giúp trader hạn chế hiện tượng Slippage

Sử dụng DEX Aggregator

DEX Aggregator so sánh giữa nhiều sàn DEX để tìm ra nền tảng Liquidity Pool có tính thanh khoản cao nhất. Sau đó sẽ tính toán và đưa ra tuyến đường tối ưu nhất để hạn chế hiện tượng trượt giá là gì. Một số DEX Aggregator phổ biến hiện nay là Matcha, 1Inch, Openocean,…

Tùy chỉnh mức Slippage và theo dõi Price Impact

Nếu muốn giao dịch trong thời gian cao điểm, trader nên thiết lập giá trị biến động Slippage ở mức có thể chấp nhận được. Khi thị trường tăng/giảm mạnh trong thời gian chờ giao dịch khiến Slippage vượt qua khỏi khoảng giá trị đã thiết lập thì giao dịch sẽ tự động dừng lại.

Bên cạnh đó, trader cần theo dõi thông số Price Impact để tránh bị trượt giá quá cao khi giao dịch. Nếu giá trị này cao nghĩa là trader đang giao dịch với một khối lượng lệnh lớn hơn so với khả năng cung cấp của sàn. Trader nên tìm kiếm những sàn Forex khác để giao dịch.

Ngoài 4 phương pháp chính ở trên, trader cũng có thể tránh Slippage những cách khác như: Chia thành nhiều đợt nhỏ nếu muốn giao dịch với khối lượng lớn, hạn chế sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao, nếu muốn thực hiện lệnh nhanh thì trader nên tăng phí gas cao hơn, theo dõi lịch kinh tế thường xuyên và lựa chọn những sàn Forex uy tín.

TraderHub

Trader có thể thiết lập mức Slippage nếu muốn giao dịch vào khung giờ cao điểm

Kết luận

Như vậy, Traderhub đã chia sẻ toàn bộ những thông liên quan đến trượt giá là gì cũng như các nguyên nhân và cách phòng tránh Slippage hiệu quả. Hy vọng những nội dung này sẽ giúp ích cho trader trong quá trình giao dịch Forex. Ngoài ra, trader có thể tham khảo các bài viết khác trên website của Traderhub để cập nhật thêm nhiều kiến thức về đầu tư tài chính nhé!

Bài viết liên quan

Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *